Thật không khó để bắt gặp nước thải sinh hoạt trong cuộc sống. Nguồn nước này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Vậy nước thải sinh hoạt là gì ? Nó có nguồn gốc từ đâu ? Và làm thế nào để xử lý nước thải sinh hoạt ? Ngay bây giờ diennuockhanhtrung.com sẽ giải mã giúp bạn, hãy chú ý theo dõi nhé!
Nước thải sinh hoạt là gì ?
Đây là một loại chất lỏng màu xám đục có mùi hôi được hình thành từ các hoạt động sinh hoạt của con người như: Rửa chén, vệ sinh nhà bếp, nấu ăn, giặt đồ…
Nguồn gốc nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt bắt nguồn từ quá trình sinh hoạt của con người ở các khu chung cư, bệnh viện, trường học, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, công trình xây dựng…Dưới đây là một số khu vực hay gặp nhất mà bạn nên chú ý:
Nước thải từ nhà vệ sinh, hầm cầu, toilet công cộng
Loại nước thải sinh hoạt này có chứa vô ngàn chất gây nhiễm. Đó là những chất hữu cơ chẳng hạn: Nước tiểu, phân và một số virus gây bệnh.
Với thành phần chính là BOD5, COD, Nito và Phốt-pho. Hơn hết, khi lượng Nito và Phốt-pho không loại bỏ thì sẽ khiến nguồn nước thải bị phú dưỡng.
Đa số nhà vệ sinh, toilet công cộng…đều có bể tự hoại, bể có nhiệm vụ thu gom chất thải và xử lý. Nhưng nếu dùng trong thời gian dài, các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ sẽ bị hủy diệt hoặc lượng nước thải quá lớn khiến toilet có mùi hôi.
Nước thải từ khu tắm giặt
Thực tế, nước thải ở nhà tắm sẽ có mức độ ô nhiễm ít. Vì những thành phần chất gây ô nhiễm ở nước không nhiều. Vì vậy, nước thải này thường đưa trực tiếp vào để xử lý ở các bước sau.
Nước thải từ khu nhà bếp
Nhà bếp là khu vực nấu ăn, nên hàm lượng dầu mỡ khá cao, đi liền với đó là vụn thức ăn cùng rác thải hữu cơ. Dầu mỡ này không tác động nghiêm trọng đến vấn đề thoát nước mà sẽ khiến ống thoát nước tắc nghẽn.
Chính vì thế, nước thải ở khu vực bếp sẽ đưa vào xử lý sơ bộ trước khi thực hiện các bước tiếp theo. Nếu dầu mỡ đóng quá dày, làm ống tắc nghẽn, bốc mùi thì cách tốt nhất nên sử dụng sản phẩm vi sinh.
Tính chất nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt có tính chất gì ? Đây có lẽ là nghi vấn của nhiều người. Sau đây là những tính chất phổ biến mà bạn cần nắm.
Tính chất vật lý
– Nhiệt độ: Phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu hoặc môi trường sống
– Màu sắc: Nước này thông thường sẽ có màu nâu hoặc đen.
– Độ đục: Do các hạt lơ lửng và những chất hữu cơ phân hủy tạo ra. Nước càng đục thì độ bẩn càng nhiều.
– Mùi vị: Tùy vào lượng và đặc điểm chất gây ô nhiễm mà mùi nước thải sẽ khác nhau.
Tính chất hóa học
– Độ pH: Có vai trò thiết yếu trong quá trình xử lý, cho phép chọn ra phương án phù hợp hoặc chỉnh lượng hóa chất trong lúc xử lý nước.
– Chỉ số DO: Oxy có vai trò duy trì sự sống cho vi sinh vật dưới nước. Ở môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, oxy sẽ sử dụng nhiều cho quá trình hóa sinh, gây ra tình trạng thiếu hụt oxy lên cấp báo động.
– Chỉ số BOD: Đây là oxy cần để thực hiện oxy hóa chất hữu cơ bằng những vi sinh vật hiếu khí và hoại sinh. Do đó, đây được gọi là quá trình oxy hóa sinh học.
– Chỉ số COD: Là lượng oxy cần để thực hiện oxy hóa, hóa học chất hữu cơ có trong nước trở thành CO2 và H2O nhờ quá trình oxy hóa mạnh.
Thành phần sinh học
Thành phần này sẽ gồm tập hợp các vi sinh vật như: Tảo, nấm men, vi khuẩn…
Quy định về vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt
Việc hiểu rõ các quy định về vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt là cần thiết. Vì vậy, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những quy định về việc xử lý nước thải sinh hoạt mới nhất hiện nay:
Hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt là gì?
COD là từ viết tắt trong tiếng Anh ( Chemical Oxygen Demand), biểu thị nhu cầu oxy hóa học. Trong đó, hàm lượng COD chỉ số lượng oxy cần để thực hiện oxy hóa hợp chất hóa học.
Bên cạnh đó, hàm lượng COD còn biểu trưng cho sự xuất hiện của hợp chất có ở nước thải sinh hoạt. Khi hàm lượng càng cao, đồng nghĩa với việc nguồn nước thải đã bị ô nhiễm nghiêm trọng.
COD nước thải là gì?
COD là hợp chất nằm lơ lửng ở nước, nhưng mắt thường chúng ta sẽ không nhìn thấy. Thực tế, nó rất nguy hiểm, có thể gây hại cho mắt, ảnh hưởng tới đường hô hấp, tiêu hóa và da…
Tác hại của hàm lượng COD gây ra
– Tác động xấu đến sức khỏe con người
– Không khí sẽ bị ô nhiễm
– Môi trường nước và đất cũng bị ô nhiễm theo
Các phương pháp làm giảm COD nước thải
Với sự phát triển của khoa học, có vô ngàn cách để giảm thiểu tác hại của COD trong nước, chẳng hạn: Hóa học, sinh học, vật lý, hóa lý…Trong đó, việc sử dụng công nghệ xử lý nước MET là giải pháp được đánh giá cao gần đây.
Chỉ tiêu ô nhiễm | Hệ số tải lượng (gam/ng/ngày) |
Chất rắn lửng lơ | 70 – 145 |
Amoni ( N – NH4) | 2.4 – 4.8 |
BOD5 của nước | 45 – 54 |
Ni tơ | 6 – 12 |
Tổng hợp Photpho | 0.8 – 4 |
COD | 72 – 102 |
Dầu mỡ | 10 – 30 |
Mọi chất thải hiện nay đều dùng công nghệ này, bởi nó vận hành hoàn toàn tự động và trong suốt. Nên khi xử lý nước thải không cần bổ sung hoặc bỏ bớt bất cứ chất nào.
Chất lượng nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt có nhiều thành phần ô nhiễm độc hại. Do đó, cần phải xử lý nhanh chóng để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho con người.
Quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN14: 2008/BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Nước thải sau khi được xử lý phải có thông số ô nhiễm nằm ở giới hạn cho phép.
Tiêu chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt
Khi xử lý nước thải, sẽ có các quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt riêng. Với những đơn vị bắt buộc phải tuân thủ quy định đó là:
– Nhà hàng, khách sạn
– Khu công nghiệp, doanh nghiệp
– Khu chung cư, căn hộ
– Bệnh viện
Giá trị tối đa cho phép trong các chất gây ô nhiễm
Các tiêu chuẩn được thể hiện một cách cụ thể ở bảng sau:
STT | Tiêu chuẩn thông số | Đơn vị | Giá Trị C | |
PH | _ | A | B | |
1 | 5 đến 9 | 5 đến 9 | ||
2 | BOD5 (20 0C) | mg/l | 30 | 50 |
3 | Tiêu chuẩn tổng các chất rắn lơ lửng | mg/l | 50 | 100 |
4 | Tiêu chuẩn về chất rắn hòa tan | mg/l | 500 | 1000 |
5 | Tiêu chuẩn Sunfua H2S | mg/l | 1 | 4 |
6 | Amoni ( tính theo N) | mg/l | 5 | 10 |
7 | Nitrat NO3 | mg/l | 30 | 50 |
8 | Dầu mỡ động thực vật | mg/l | 10 | 20 |
9 | Tổng các chất hoạt động bề mặt | mg/l | 5 | 10 |
10 | Phốt phát (PO4) tính theo P | mg/l | 6 | 10 |
11 | Tổng Coliform | MPN/100ml | 3000 | 5000 |
Tiêu chuẩn hệ số K
K là hệ số được tính về quy mô và loại hình của các cơ sở:
Loại hình cơ sở | Quy mô và diện tích được sử dụng | Giá trị của hệ số K |
Khách sạn và nhà nghỉ | Từ 50 khách sạn 3 sao trở lên | 1 |
Dưới 50 khách sạn | 1,2 | |
Cơ quan,văn phòng, trường học và cơ sở nghiên cứu | Lớn hơn hoặc bằng 10.000 m2 1,0 | 1,0 |
Dưới 10.000 m2 | 1,2 | |
Siêu thị, tạp hóa | Lớn hơn hoặc bằng 5000 m2 | 1,0 |
Chợ | Lớn hơn hoặc bằng 1.500 m2 | 1,0 |
Dưới 1.500 m2 | 1,2 | |
Nhà hàng ăn uống | Lớn hơn hoặc bằng 500m2 | 1,0 |
Dưới 500 m2 | 1,2 | |
Cơ sở sản xuất và lực lượng vũ trang | Từ 500 người trở lên | 1,0 |
Dưới 500 người | 1,2 | |
Khu chung cư, khu dân cư | Từ 50 căn hộ trở lên | 1,0 |
Dưới 50 căn hộ | 1,2 |
4 phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
Dưới đây là 4 phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt được dùng phổ biến:
Phương pháp xử lý cơ học
Phương pháp này là tiền đề hỗ trợ phương pháp sinh học và hóa học diễn ra thuận lợi. Nó hoạt động dựa vào quy trình lọc, lắng và tách các chất rắn tồn tại trong nước bằng cách:
Sử dụng màng lưới để loại bỏ rác thải và vật cản theo dòng nước. Phần bể lắng sẽ có nhiệm vụ đào thải hoàn toàn các chất lơ lửng. Bể tách dầu, tách chất rắn có khối lượng nhỏ hơn nước, chẳng hạn dầu mỡ…
Không chỉ thế, nó có thể điều chỉnh lưu lượng và nồng độ nguồn nước được ổn định. Đặc biệt duy trì, nâng cao các giai đoạn xử lý về sau được tốt hơn.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Phương pháp này sử dụng tính chất hòa tan và không hòa tan của hợp chất hữu cơ có ở nước. Cơ bản nó gồm 2 quá trình đó là:
– Kị khí: Sử dụng nhóm sinh vật kị khí và đặt chúng ở nơi không có hàm lượng oxy.
– Hiếu khí: Bắt buộc phải cần nhóm sinh vật hiếu khí và để nó ở môi trường chứa nhiều oxy.
Khi làm việc, những chất hữu cơ có nước thải, phụ thuộc vào sinh vật thì đó là quá trình oxy hóa sinh hóa. Lúc này, chất hữu cơ đó sẽ hòa tan, làm keo phân tán và di chuyển vào tế bào phía trong của sinh vật, cụ thể sẽ có 3 giai đoạn:
– Đưa những chất ô nhiễm ở thể lỏng tới bề mặt của tế bào sinh vật
– Nó sẽ khuếch tán trong tế bào màng bám bởi sự chênh lệch tế bào
– Phương pháp sinh học chuyển hóa các chất tế bào sinh vật sinh sản tới năng lượng để tổng hợp những tế bào khác.
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học
Phương pháp xử lý hóa học được dùng ở hệ thống xử lý nước thải đó là: Trung hòa, oxy hóa khử và tạo kết tủa hoặc phân hợp các chất độc.
– Trung hòa: Phương pháp này dùng nhiều cách khác nhau. Có thể là trộn nước thải cùng kiềm hoặc axit, thêm những tác nhân hóa học, lọc nước axit nhờ vật liệu lọc và dung nạp khí axit bằng kiềm hoặc hấp thụ amoniăc bằng nước axit
– Oxy hóa và khử: Làm sạch nước thải sinh hoạt bằng Clo có dạng khí và hóa lỏng, pemanganat kali, bicromat kali, oxy không khí, ozon, clorat canxi…
– Phân hợp các chất độc: Thông thường chất độc hại sẽ có ở nước thải, nhưng ở quá trình oxy hóa sẽ chuyển hóa chất độc thành chất ít độc và tách riêng ra khỏi phần nước thải. Một lượng lớn tác nhân hóa học sẽ bị tiêu tốn từ đây.
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý
Phương pháp hóa lý được áp dụng lần lượt là: Keo tụ, đông tụ, hấp thụ, trao đổi ion, siêu lọc…Quá trình xử lý bằng phương pháp này sẽ độc lập hoặc có thể xử lý kết hợp với phương pháp hóa học, sinh học, cơ học.
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng quá trình vật lý, hóa học là bản chất của phương pháp hóa lý. Nhằm cho vào nước thải chất phản ứng tác động trực tiếp đến chất bẩn và tạo ra những chất có dạng cặn hoặc hòa tan, hoàn toàn không độc hại.
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt
Việc xử lý nước thải sinh hoạt bắt buộc phải có bản vẽ thiết kế rõ ràng. Nhằm đảo bảo quá trình xử lý đạt chất lượng cao nhất.
Lên sơ đồ xử lí nước thải
Bản vẽ bể xử lý nước thải sinh hoạt
Bể xử lý nước thải chính là nơi để trao đổi và xử lý nước thải. Nó gồm 7 bộ phận sau: Bể tiếp nhận > Bể điều hòa > Bể hiếu khí > Bể thiếu khí > Bể lắng > bể khử trùng > Bể trách bùn.
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt
– Nước thải sẽ gom vào hệ thống đường dẫn qua hệ tách rác để giữ các thành phần rác khô và cặn lớn.
– Sau khi tách rác, nước thải sẽ đi qua bể gom, lúc này dầu mỡ nhờn sẽ bị ngăn lại.
– Nước ở bể gom nước thải sẽ bơm tới bể điều hòa, máy thổi khí sẽ cấp khí sau đó trộn đều với toàn bộ tích bể và nước thải sẽ bơm lên TB sinh học hiếu khí.
– Trên TB sinh học hiếu khí, vi sinh vật hiếu khí dùng oxy hòa tan, chuyển hóa chất hữu cơ thành sinh khối, nước và CO2. Những vi sinh vật tụ tập thành tập đoàn, có dạng bông bùn hoạt tính.
– Oxy hòa tan cung cấp ở máy thổi khí nhờ ống phân phối khí. Nguồn oxy hòa tan này sẽ đảm bảo quá trình oxy hóa sinh học và nitrat hóa diễn ra suôn sẻ. Nước sẽ làm sạch, sinh khối vi sinh tăng cao.
– Phần nước thải tiếp tục đi qua bể lắng để tách sinh khối vi sinh vật. Bùn sẽ đọng ở đáy bể, nước trong hệ thống máng thu nước chảy tới TB khử trùng. Lúc này hóa chất khử trùng bơm trực tiếp đến bể để hủy diệt vi sinh không có lợi.
– Nước thải bơm vào những thiết bị lọc bao gồm: Cát thạch anh và sỏi đỡ. Khi đó hợp chất tạo độ trong của nước thải bị loại bỏ. Nước khi được xử lý sẽ cung cấp vào môi trường, phần bùn được dẫn tới bể phân hủy bùn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nước thải sinh hoạt. Hi vọng bạn đã nắm được nước thải sinh hoạt là gì ? Và có chọn được phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp. Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi bài viết!