Đối với những công trình nhà ở thành phố thì sử dụng hệ thống ống nước xuyên dầm, bởi đây là phương pháp mang lại lợi ích thẩm mỹ cho công trình. Tuy nhiên, lắp đặt sao cho đúng kĩ thuật thì hãy cùng diennuockhanhtrung.com tham khảo ngay bài viết sau đây
Có nên đặt ống thoát nước xuyên dầm không
Thực tế thì không nên đặt ống nước xuyên dầm vì nó có thể gây ra sự cố thấm nước tường nhà, sân thượng, sàn vệ sinh
Tuy nhiên trong một số trường hợp như đặt ống trong hộp kĩ thuật hay thi công hệ thống thoát nước trần trên dưới thì buộc ta phải thi công hệ thống ống xuyên dầm
Nhưng quá trình thi công phải đảm bảo kĩ thuật chống thấm cổ ống xuyên dầm, thực hiện các quy tắc chuẩn trong xây dựng để tránh những sự cố thấm nước ngoài ý muốn
Nguyên tắc lắp đặt ống thoát nước xuyên dầm
Khi thực hiện lắp đặt hệ thống ống thoát nước xuyên dầm thì bạn cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Phải tách biệt hệ thống thoát nước giữa bồn bồn, bồn tiểu, bồn tắm và nước tiểu nam
- Hạn chế đi đường ống nước quá dài, nhiều gấp khúc, co lơ
- Vị trí lắp đặt dễ dàng, dễ kiểm tra, dễ sửa chữa khi cần thiết
- Hệ thống ống nước không nên cho đi qua phòng khách hoặc phòng ngủ
Hệ thống ống nước xuyên dầm sẻ nằm cố định trong sàn bê tông, nên bạn cần cân nhắc, tính toán kĩ lưỡng trước khi lắp đặt, sao cho thuận tiện sửa chữa khắc phục sự cố
>> Xem báo giá thi công điện nước Đà Nẵng 2020
Tiêu chuẩn ống thoát nước xuyên qua dầm
Để thực hiện việc lắp đặt ống thoát nước xuyên dầm bạn phải tuân thủ đúng về các tiêu chuẩn về đường kính, độ dốc, vận tốc dòng chảy… chi tiết như sau:
Đường kính
Kích thước đường kính ống thoát nước yêu cầu phải lớn phi 90mm, lớn hơn đường ống phân nhánh và tương ứng với lượng chất thải trong tính toán
Đối với những công trình đô thị, tòa nhà cao ốc hay nhà hàng, khách sạn yêu cầu kích thước tối thiểu 114mm, với hộ gia đình tối thiểu 60mm
Độ dốc đường ống
Với đường ống đặt nằm ngang với sàn nhà thì yêu cầu độ dốc 5% và tất nhiên khi đặt hệ thống xuyên dầm thì độ dốc lun được đặt thẳng đứng, điều này sẻ giúp cho hiệu quả thoát nước nhanh hơn
Vận tốc dòng chảy
Vận tốc dòng chảy phụ thuộc vào chất thải trong đường ống và chất liệu tạo nên đường ống, người ta quy ước như sau:
- Ống kim loại không vượt quá 8m3/s
- Ống phi kim loại 5m3/s
- Ống bê tông không quá 1m3/s
- Đối với hệ thống cống nước lặp đặt để thoát nước mưa thì cần đảm bảo tốc độ chảy từ 7m3/s -10m3/s.
>> Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm thi công điện nước nhà dân
Quy trình lắp đặt ống thoát nước xuyên dầm
Bước 1: Lựa chọn kích thước đường kính tương ứng
Dựa vào các tiêu chuẩn trên bạn có thể chọn kích thước phù hợp, thường thì mọi đường ống thoát nước được kết nối từ thiết bị vệ sinh như bồn tiểu, chậu rửa mặt, cống nhà tắm sử dụng ống 60mm trở lên
Ống thoát nước chính, ống hầm cầu, bể phốt phải yêu cầu trên 90mm
Bước 2: Ghép cốp pha sàn, dầm
Xác định lấy dấu vị trí lỗ mở theo trục và dầm, khi ghép ống thoát nước trong hệ thống cốt pha bạn cần phải lưu ý để ván cốp pha bằng phẳng, hạn chế cong vanh biến dạng
Độ vỗng khi thi công tương ứng 3/1000 nhịp của dầm, giữ khoảng cách với ống thoát nước từ 1 – 3 mm. Để hạn chế tác động va chạm lên ống làm rò rỉ, vỡ ống làm ảnh hưởng đến quá trình sửa chữa
Bước 3: Đánh dấu vị trí lỗ mở
Các vị trí lỗ mở được đánh dấu bằng sơn hoặc mức và ghi trên đường kính ống cần lắp đặt, để thuận tiện cho việc thi công lắp đặt tránh tình trạng lắp nhầm ống có đường kính khác với vị trí đó
Bước 4: Thi công lỗ mở xuyên dầm
- Dùng một đoạn ty ren có kích thước đã cắt sẵn vặn vào Ecu được hàn vào bản sắt bắn xuống sàn đặt sleeve vào vị trí đã vạch. Và cố định lại bằng một tấm gỗ có công dụng giữ chặt ống và làm lắp bịt tránh khi đổ bê tông rơi vào trong sleeve.
- Đầu dưới bịt bằng băng dính để tránh bê tông lọt vào trong ống.
- Quấn quanh thân ống lớp mút 5mm. Việc này được làm sau khi có mặt bằng cốt pha, cốt thép sàn.
- Thi công lỗ mở xuyên dầm
- Ống đặt xuyên dầm có chiều dài nhỏ hơn chiều rộng của dầm 2cm để thuận tiện cho việc thi công luồn ống vào dầm.
Bước 5: Căn chỉnh độ cao cốt pha
Sau khi luồn ống thoát nước qua dầm, căn chỉnh đúng cao độ so với cốt sàn theo bãn vẽ thi công. c Cố định một đầu ống thật chặc bằng cách bụt vào cốp pha và dùng sợi thép buộc ống vào thanh sắt thép
Thực hiện chèn xốp vào đầu còn lại tránh tình trạng bê tông lột vào đường ống và thành dầm gây ra khó khăn trong việc thi công thông lỗ mở sau
Bước 6: Hoàn thi công trình
Chúng tôi khuyến cáo các nhà thầu thi công nên đi 1 đến 2 trục thoát nước mưa 90
- 1 trục thoát phân 90
- 1 trục thoát sinh hoạt 90
- 1 ống thông hơi hầm cầu 27
- 1 ống thoát nước điều hòa 21
Trong nhà, từ vị trí ống thoát nước thải đi ra cần qua 2, 3 hố ga và trục ống thoát phải yêu cầu phi 114